Giếng trời cho nhà cấp 4

Giếng trời là một trong những kiến trúc mang đến sự thông thoáng, cấp thêm ánh sáng cho nhiều căn nhà. Được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhất được áp dụng hiện nay. Nhất là trong những ngôi nhà ống, nhà cấp 4, vì nó không chỉ giải quyết vấn đề ánh sáng, thông thoáng mà nó còn là giải pháp thẩm mỹ hiệu quả. Bài viết này sẽ là tổng hợp đầy đủ những thông tin khoa học nhất để đem lại kiến trúc tổng quan về giếng trời cho nhà cấp 4. Hãy cùng theo dõi nhé!

giếng trời nhà cấp 4 (14)

 

1. Cấu tạo của giếng trời cho nhà cấp 4

Giếng trời cơ bản có cấu tạo 3 phần là: đáy giếng, thân giếng và phần đỉnh giếng.

giếng trời nhà cấp 4 (3)

  • Đáy giếng: đây là phần ở trên mặt đất, thường được dùng để trang trí, làm tiểu cảnh,… Nếu bố trí tốt nó sẽ là phần kết nối với không gian trong nhà giúp tăng vẻ đẹp thẩm mỹ.
  • Thân giếng: Phần khoảng không từ đáy lên đỉnh giếng. Đây là phần có tác đụng chiếu sáng, di chuyển không khí cho các tầng.
  • Phần đỉnh giếng: Phần đỉnh là phần ở trên cùng, thường có mái. Đây là nơi trực tiếp lấy ánh sáng, gió. Thông thường nó được làm bằng mái khung hoặc mái kính để đảm bảo. 

2. Tại sao phải thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4

Đối với những ngôi nhà như cấp 4, nhà ống, nhà ở phố thì càng cần phải có thiết kế giếng trời vào không gian. Bởi những ngôi nhà này thường không thể lấy ánh sáng từ hệ thống cửa sổ tự nhiên nên cần một giải pháp khác, và đó chính là giếng trời cho nhà cấp 4.

giếng trời cho nhà cấp 4 (3)

Giếng trời cho nhà cấp 4 thường được đặt ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa công năng của nó. Nó không những gây hiệu ứng thị giác tốt mà còn làm không gian trở nên lớn hơn vì độ thoáng đãng.

Nhà cấp 4 sở hữu giếng trời không chỉ giúp tăng ánh sáng, điều hòa không khí mà còn góp phần quan trọng trong việc vận hành khí trong phong thủy.

3. Kinh nghiệm khi thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4

a. Xử lý vấn đề hắt mưa của giếng trời không mái che

Nếu giếng trời không có mái che mà mưa thì phải làm thế nào?

giếng trời nhà cấp 4 (2)

Ở Việt Nam, khi thiết kế giếng trời cần phải tính toán sao cho lượng nhiệt và gió ra vào được cân bằng. Nó không chỉ giúp giảm lượng mưa bị hắt vào nhà mà còn cân bằng được lượng nhiệt và gió.

Tuy nhiên, để tránh phải “nếu như…” thì khi xây dựng giếng trời cần chú ý đến bố cục như sau:

  • Gia cố thêm sắt phần biên ở đỉnh giếng và chừa sắt ở phía góc.
  • Xây tường bao quanh đỉnh giếng từ 15 - 16cm sau đó đổ bê tông các trụ góc với kích thước 15 x 15.
  • Sử dụng những chất liệu chiếu sáng phía trên cùng như mica, kính cường lực… dán thêm một hoặc hai lớp phin lọc tia UV để đảm bảo cho sức khỏe.

b. Hệ thống thoát nước ở sàn

Lo xong phần đỉnh thì đến phần nền, khi sử dụng loại giếng trời không có mái che thì bạn cần có hệ thống thoát nước ở sàn hợp lý. Bởi lượng nước mưa dù ít dù nhiều cũng có thể gây nên tình trạng ứ đọng nước trong sàn nhà.

Ngoài ra, nếu lượng mưa quá nhiều mà ở dưới là tiểu cảnh là cây thì sẽ khiến cây dễ chế hơn. Vì vậy làm một hệ thống thoát nước là hợp lý.

c. Cách âm cho giếng trời

Giếng trời được xem là con đường “lưu thông” của ánh sáng, không khí cho các ngôi nhà. Tuy nhiên việc này cũng mang đến sự bất tiện khi nó truyền âm tốt, vì vậy để giữ sự riêng tư từ tầng 1 lên những tầng trên vì có tiếng động.

giếng trời nhà cấp 4 (13)

Khi thiết kế giếng trời phải khắc phục hạn chế tiếng ồn, tạo ra độ phẳng tường của giếng trời nên dùng các chất liệu gồ ghề. Chẳng hạn như: các loại đá, các loại giấy dán tường, trang trí thêm cây xanh để hạn chế âm thanh giữa các tầng.

d. Các loại mái che cho giếng trời

Vào mùa hè, các loại nắng gắt sẽ chiếu thẳng xuống nhà gây tình trạng nóng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của mọi người. Còn vào những ngày mưa thì sẽ bị ẩm ướt. Ngoài ra thì vấn đề an ninh cũng được đề cập đến.

giếng trời cho nhà cấp 4 (1)

Vì thế hiện nay đa số chủ nhà đã lựa chọn mái che cho giếng trời. Hiện nay có 3 loại mái che cho giếng trời như: mái che cố định, mái lợp di động và giếng trời không mái che.

  • Mái che cố định: Đây là loại che cho giếng trời được sử dụng nhiều nhất. Nó được lắp đặt lại một lần và được làm từ các vật liệu lấy sáng và chịu nhiệt. Loại mái che này nên được thêm một lớp phin cách nhiệt ở mặt trong mái ché hoặc lắp thêm ô gió để thoát nóng.
  • Mái lợp di động: Nếu mái che cố định thì bạn có thể thoải mái di chuyển vào thời điểm mình muốn để đón ánh sáng, đón gió. Nhưng loại này thường có giá thành khá đắt.
  • Giếng trời không mái che: Kết hợp giữa giếng trời và kiêm vườn nhà là lựa chọn của nhiều gia chủ. Khu vực này mang lại không gian xanh thư giãn và thoải mái cho các thành viên. Vì vậy giếng trời cho nhà cấp 4 kiểu này thường không dùng mái che.

4. Cách trang trí giếng trời đẹp

Ngoài công năng chủ đạo là lấy ánh sáng, không khí thì nó còn “kiêm” luôn vai trò thẩm mỹ cho cả không gian. Vậy trang trí giếng trời cho nhà cấp 4 như thế nào cho đẹp?

  • Đỉnh giếng: Đây thường gồm hệ khung mái, mái kính, ở đây có thể sử dụng khung mái, hoa sắt để trang trí. Kết cấu này sẽ đổ bóng lên tường hoặc các vật dụng như đèn để tạo nên sự sinh động.
  • Thân giếng: Đây là nơi bạn có thể dùng những tường ốp sần sùi, hoa văn… hoặc treo cây xanh.
  • Đáy giếng: Đáy giếng thì gia chủ có thể tham khảo phong thủy tùy theo mệnh mà chọn tiểu cảnh. Chẳng hạn như: bể cá, vườn khô, vườn cây, bể cảnh, trồng cây…

 

Thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4 ngày càng được ưa chuộng trong các căn nhà ở thành phố. Bởi nó không những đáp ứng được nhu cầu sử dụng mà còn là giải pháp thẩm mỹ tự nhiên được ưa chuộng nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể tìm được thiết kế giếng trời phù hợp nhất.